1. Tủ an toàn sinh học là gì?
Tủ an toàn sinh học (Biosafety Cabinet – BSC) hay còn gọi là tủ cấy là tủ thao tác kín trong phòng thí nghiệm, bảo vệ an toàn người sử dụng, mẫu thao tác và môi trường trước các tác nhân lây nhiễm sinh học. Ứng dụng trong y tế xét nghiệm, y học lâm sàng, sinh học phân tử, nuôi cấy, IVF…
Các tiêu chuẩn, cấp độ an toàn và nguyên lý áp dụng của tủ an toàn sinh học dựa trên cơ sở phân loại các mức nguy cơ an toàn sinh học, lây nhiễm sinh học của trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (Centers for Disease Control and Prevention – CDC).
2. Các mức nguy cơ lây nhiễm sinh học
CDC phân loại các nguy cơ an toàn sinh học (BioSafety Level – BSL) thành 4 mức. Mỗi mức độ có yêu cầu cụ thể các điều kiện ngăn chặn cần được áp dụng, bao gồm: các thiết bị thao tác an toàn (tủ an toàn sinh học), các bước thực hành trong phòng thí nghiệm cũng như thiết kế an toàn của công trình xây dựng.
Nhóm nguy cơ 1 (BSL-1)
Không có hoặc nguy cơ lây nhiễm cá thể và cộng đồng thấp. Các vi sinh vật thường không có khả năng gây bệnh cho người hoặc động vật. Ví dụ: vi khuẩn Bacillus subtilis, Naegleria gruberi…
Nhóm nguy cơ 2 (BSL-2)
Có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể nhưng ít có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Có khả năng gây bệnh cho người hoặc động vật, nhưng không trở thành mối nguy hiểm lớn đối với người thao tác, cộng đồng, vật nuôi. Khả năng lây truyền trong cộng đồng thấp. Có phương pháp dự phòng và điều trị hiệu quả. Ví dụ: vi rút Viêm gan B, cúm A/H1N1, khuẩn tả…
Nhóm nguy cơ 3 (BSL-3)
Nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao, nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng thấp: Tác nhân gây bệnh thường gây bệnh nặng cho người và động vật, tuy nhiên trong điều kiện bình thường thì không lây nhiễm từ cá thể này sang cá thể khác. Có biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả. Ví dụ: vi rút cúm A/H5N1, SARS, vi khuẩn than…
Nhóm nguy cơ 4 (BSL-4)
Nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng cao: Tác nhân gây bệnh thường gây bệnh nặng cho người và động vật, đồng thời dễ lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chưa có các biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả. Vi dụ như virus Ebola.
3. Các loại tủ an toàn sinh học
Tủ an toàn sinh học được phân thành ba cấp: Cấp I, Cấp II và Cấp III, tùy thuộc vào mức độ bảo vệ mà chúng cung cấp. Các phân cấp này được xác định bởi cấp và tốc độ không khí đi vào và thoát ra khỏi thiết bị.
- · BSC Cấp I: Cung cấp khả năng bảo vệ cho người dùng và môi trường nhưng không bảo vệ mẫu vật, khiến nó ít được sử dụng hơn.
- · BSC Cấp II và Cấp III: Cả hai đều cung cấp khả năng bảo vệ cho người dùng, môi trường và mẫu vật cùng một lúc. Nhưng BSC Cấp III được sử dụng trong các thí nghiệm liên quan đến mầm bệnh nguy hiểm cao, yêu cầu mức độ an toàn cao nhất. BSC Cấp II được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm sinh học và được chia thành cấp A và B, tùy thuộc vào cấu trúc, kiểu luồng không khí và hệ thống xả của chúng. Các cấp phụ bao gồm A1, A2, B1 và B2.
Có thể xác định Cấp BSC phù hợp dựa trên ‘mức độ an toàn sinh học’ và sự bảo vệ cần thiết, như được hiển thị trong bảng bên dưới.
Mức độ an toàn sinh học (BSL) | Ví dụ ứng dụng | Cấp phòng thí nghiệm | Thiết bị an toàn được khuyến nghị |
BSL 1 | Các vi sinh vật khó có thể gây bệnh cho người hoặc động vật (ví dụ, Bacillus subtilis, Escherichia coli) |
Giáo dục cơ bản, phòng thí nghiệm nghiên cứu | Tủ an toàn sinh học Cấp Ⅰ |
BSL 2 | Các vi sinh vật có thể gây bệnh cho người hoặc động vật nhưng có thể được kiểm soát bằng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả (ví dụ: vi-rút viêm gan B, E. coli O157) |
chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng thí nghiệm chẩn đoán, phòng thí nghiệm nghiên cứu | Tủ an toàn sinh học Cấp II A2 |
BSL 3 | Vi sinh vật gây bệnh nghiêm trọng ở người hoặc động vật nhưng không dễ lây truyền giữa các cá thể và có thể được khống chế bằng các biện pháp phòng ngừa (ví dụ: HIV, cúm mới, bệnh lở mồm long móng, SARS, bệnh than) |
phòng thí nghiệm chẩn đoán chuyên khoa, phòng thí nghiệm nghiên cứu | Tủ an toàn sinh học Cấp II A2, B2 |
BSL 4 | Vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng ở người hoặc động vật, dễ lây truyền và chưa có biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị hiệu quả (ví dụ: vi-rút Ebola, vi-rút sốt xuất huyết Crimean-Congo) |
Cơ sở mầm bệnh nguy cơ cao | Tủ an toàn sinh học Cấp III, Bộ đồ bảo hộ áp suất dương, Nồi hấp tiệt trùng hai cửa, Hệ thống cung cấp khí lọc |
Bên cạnh tiêu chuẩn NSF / ANSI 49, tủ an toàn sinh học còn có thể được áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật EN12469: 2000 của Châu Âu. Ngoài ra còn một số tiêu chuẩn quốc gia mang tính địa phương ít phổ biến hơn như Nhật bản, Hàn Quốc, Ấn độ, Trung quốc.
Bảng so sánh tiêu chuẩn tủ an toàn sinh học dưới đây dựa theo tiêu chuẩn kỹ thuật NSF 49 của Mỹ:
Tủ an toàn sinh học | Tốc độ INFLOW (khí tại cửa làm việc) (fpm) | Tỷ lệ khí xả (%) | Tỷ lệ khí tuần hoàn (%) | Hệ thống thải khí | Tác nhân phóng xạ và hơi dộc | Bảo vệ mẫu | Mức an toàn sinh học (BSL) |
Cấp 1 | 75 fpm (0.38 m/giây) | 100 | 0 | Trong phòng hoặc ống cứng ra bên ngoài phòng | Lượng nhỏ nếu dùng ống thải ngoài cứng | Không | 1,2,3 |
Cấp 2 A1 | 75 fpm (0.38 m/giây) | 30 | 70 | Thải trong phòng | Không | Có | 1,2,3 |
Cấp 2 A2 | 100 fpm (0.5 m/ giây) | 30 | 70 | Thải trong phòng | Không | Có | 1,2,3 |
Cấp 2 B1 | 100 fpm (0.5 m/ giây) | 70 | 30 | Ống cứng ra bên ngoài phòng, plena áp suất âm | làm việc lượng nhỏ | Có | 1,2,3 |
Cấp 2 B2 | 100 fpm (0.5 m/ giây) | 100 | 0 | Ống cứng ra bên ngoài phòng | làm việc lượng nhỏ | Có | 1,2,3 |
Cấp 3 | Không áp dụng | 0 | 100 | Ống cứng ra bên ngoài phòng | làm việc lượng nhỏ | Có | 1,2,3,4 |
Tủ an toàn sinh học cấp 1
– Bảo vệ người sử dụng trước các tác nhân lây nhiễm cấp BSL 1-2-3
– Bảo vệ môi trường
– KHÔNG bảo vệ mẫu
– Tủ an toàn sinh học cấp 1 có dòng khí tương tự như như một tủ hút hóa chất, nhưng có một bộ màng lọc HEPA trong hệ thống ống xả để ngăn chặn tác nhân gây hại phát tán ra môi trường. Tủ an toàn sinh học cấp 1 là kiểu thiết kế cũ và hiện taị ít được sử dụng.
Tủ an toàn sinh học cấp 2
– Bảo vệ người sử dụng trước các tác nhân lây nhiễm cấp BSL 1-2-3
– Bảo vệ môi trường
– Bảo vệ mẫu vật
– Có 04 kiểu (Type) gồm: A1, A2, B1 và B2
Tủ an toàn sinh học cấp 3
– Là tủ an toàn sinh học cấp cao nhất
– Bảo vệ người sử dụng trước các tác nhân lây nhiễm cấp BSL 1-2-3-4
– Bảo vệ môi trường, Bảo vệ mẫu vật
– Được thiết kế cho cấp độ ngăn chặn tuyệt đối các tác nhân gây hại
– Tủ an toàn sinh học cấp 3 được bọc kín hoàn toàn, thông gió thông qua màng lọc HEPA, được trang bị các cổng găng tay thao tác và cổng đưa mẫu bằng pass-box hay thiết bị tiệt trùng 2 cửa..
– Tủ an toàn sinh học cấp 3 sử dụng cho thao tác với các mẫu nguy cơ cao nhất, các nguy cơ sinh học, vi khuẩn, virus độc tính và lây truyền nguy hiểm.
4. Mua tủ an toàn sinh học ở đâu?
Thiết bị Hiệp Phát hiện đang là nhà phân phối chuyên cung cấp các sản phẩm Tủ cấy phòng thí nghiệm hãng Jeiotech.
Với kinh nghiệm 15 năm trong ngành cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm, Hiệp Phát cam kết chất lượng sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn khi quý khách có nhu cầu đặt mua các sản phẩm của chúng tôi.
Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về tủ an toàn sinh học, công dụng, nguyên lý cũng như nơi bán thiết bị này uy tín. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm mua các dòng sản phẩm tủ cấy phòng thí nghiệm tại Hiệp Phát, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo Hotline: (028) 6287 4765 hoặc Email: sales@thietbihiephat.com để nhận được những tư vấn kịp thời.
Tủ An Toàn Sinh Học
Để lại thắc mắc, chúng tôi sẽ giải đáp ngay cho bạn