Kính hiển vi là một dụng cụ phòng thí nghiệm khá phổ biến. Trong bài viết này, hãy cùng Hiệp Phát tìm hiểu rõ hơn về kính hiển vi là gì, phân loại cũng như ứng dụng của thiết bị này trong các thí nghiệm và trong sản xuất.
1. Kính hiển vi là gì?
Kính hiển vi (microscope) là một dụng cụ vô cùng phổ biến trong các phòng thí nghiệm, thường được sử dụng trong lĩnh vực hóa học, sinh học, vật lý hay trong các nghiên cứu khảo cổ học.
Loại kính đặc biệt này có thể phóng đại những vật có kích thước cực kỳ nhỏ bé trở nên chi tiết và rõ ràng hơn (độ phóng đại lên từ 40 – 3000 lần). Thiết bị giúp người sử dụng có thể quan sát các vật thể có kích thước rất nhỏ trong không gian mà mắt thường của con người không thể quan sát được.
Hình ảnh của vật thể sẽ được phóng đại thông qua nhiều thấu kính, hình ảnh được hiển thị trong mặt phỏng vuông góc với trục của thấu kính. Kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật hiển vi, tên tiếng anh là microscopy.
2. Cấu tạo của kính hiển vi
Tùy vào từng loại kính mà chúng có chức năng và cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, các loại kính hiển vi đều có một số cấu tạo chung bao gồm 4 hệ thống: giá đỡ, hệ phóng đại, hệ chiếu sáng, hệ điều chỉnh.
– Giá đỡ bao gồm các bộ phận: bệ máy, thân máy, rơvonve mang vật kính, bàn để tiêu bản và kẹp tiêu bản.
– Hệ phóng đại bao gồm các bộ phận:
+ Thị kính: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn dùng để tạp ra ảnh thật của vật cần quan sát. Đây là bộ phận để người quan sát đặt mắt vào và soi kính, chúng có 2 loại ống đôi và ống đơn.
+ Vật kính: Đây cũng là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu đối với kính hiển vi. Có 3 độ phóng đại là x10, x40, x100.
– Hệ thống chiếu sáng bao gồm các bộ phận:
+ Nguồn sáng
+ Màn chắn trong quang tụ để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang
+ Tụ quang dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng lường ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát
+ Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh được độ sáng
– Hệ thống điều chỉnh bao gồm:
+ Ốc vĩ cấp
+ Ốc vi cấp
+ Ốc điều chỉnh lên xuống
+ Ốc điều chỉnh độ tập trung sáng
+ Núm điều chỉnh màn chắn
+ Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản
3. Cách sử dụng, lưu ý khi sử dụng
Cách sử dụng
Tùy vào cấu tạo của từng máy mà cách sử dụng là khác nhau nhưng về cơ bản, vẫn có một số thao tác sử dụng kính hiển vi bạn cần lưu ý:
– Tiến hành đặt tiêu bản lên bàn để rồi dùng kẹp giữ tiêu bản
– Sau đó, nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên kính hiển vi soi vật kính x100
– Tùy theo mẫu tiêu bản mà bản lựa chọn cho mình loại vật kính thích hợp
– Điều chỉnh ảnh sáng phù hợp
– Điều chỉnh tụ quang đối với vật kính x10 thì hạ đến tận cùng, vật kính x40 để ở đoạn giữa, vật kính x100 thì để quang tụ ở đoạn đầu
– Tiến hành điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính
– Sau đó hạ vật kính sát vào tiêu bản
– Mắt nhìn thị kính đồng thời tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của trường rồi tiến hành điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn được hình ảnh rõ nét nhất.
Lưu ý khi sử dụng kính hiển vi
– Đặt thiết bị ở nơi khô thoáng, khi không sử dụng nữa thì bạn nên đặt kính vào hộp có gói hút ẩm silicagel để không làm máy ẩm mốc.
– Tiến hành lau giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch và lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylene hoặc cồn.
– Cuối cùng lau hệ thống chiếu sáng định kỳ để ánh sáng được chuẩn nhất.
4. Các loại kính hiển vi thường gặp
Phân loại theo chức năng
Theo đó, có 3 loại kính hiển vi chính thường được sử dụng đó là: điện tử, sinh học, soi nổi. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng, đáp ứng những công việc xác định.
Kính hiển vi điện tử: là loại kính dùng thấu kính từ để hội tụ chùm điện tử và chùm điện tử này được tăng tốc dưới hiệu điện thế từ vài chục kV đến vài trăm kV. Cả hệ được đặt trong buồng chân không cao. Thông thường, loại kính này có độ phân giải vượt xa các dòng kính hiển vi quang học truyền thống khác.
Kính hiển vi sinh học: Với độ phóng đại lớn cùng khả năng kết nối máy tính và hỗ trợ người dùng ghi lại dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, … Kính hiển vi sinh học thực sự là chiếc thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu các mẫu có kích thước cực nhỏ.
Kính hiển vi soi nổi: thường được dùng để quan sát hình ảnh bề mặt của mẫu vật thể ở độ phóng đại thấp. Kính hiển vi này sử dụng chùm ánh sáng trắng chiếu tới bề mặt của vật thể và thưởng ảnh của mẫu vật sẽ là 3 chiều.
Tham khảo dòng kính hiển vi soi nổi Kruss MSL4000 Series
Phân loại theo cấu tạo
Kính hiển vi loại 1 mắt, 2 mắt, 3 mắt, cầm tay, … Chính là cách phân loại theo cấu tạo.
Kính hiển vi 1 mắt: Đây là kính hiển vi với đặc điểm là khi quan sát vật mẫu bạn phải nheo một mắt. Sản phẩm này có cấu tạo với một ống kính quang học kéo dài, cho phép người dùng có thể quan sát mẫu vật tối ưu nhất.
Tham khảo dòng kính hiển vi 1 mắt Kruss MML1000 Series
Kính hiển vi 2 mắt: Sản phẩm này khá phổ biến và có mặt ở tất cả các dòng như kính điện tử, sinh học, soi nổi. Một trong những thương hiệu kính hiển vi 2 mắt nổi tiếng có thể kể đến là kính hiển vi Optika, Olympus, … Loại sản phẩm này được dùng nhiều tại các phòng thí nghiệm, nghiên cứu, cơ sở giáo dục, sửa chữa,…
Tham khảo dòng kính hiển vi 2 mắt Kruss MBL2000 Series
Kính hiển vi 3 mắt: Dòng kính này cho phép người dùng có thể bổ sung thêm ánh sáng hoặc kết nối camera cho phép quan sát dễ dàng nhất.
Kính hiển vi cầm tay: Với ưu điểm chính của dòng kính hiển vi điện tử này là trọng lượng nhẹ, tiện trong quan sát. Cách sử dụng đơn giản, chỉ cần đưa kính đến vật mẫu và hình ảnh được truyền đến màn hình chiếu hoặc máy tính giúp cho việc quan sát được tối ưu hơn.
5. Mua kính hiển vi ở đâu?
Công ty TNHH Thiết bị Hiệp Phát là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm Kính hiển vi từ hãng sản xuất Kruss – Đức. Các dòng sản phẩm tại Hiệp Phát luôn được đảm bảo chính hãng, uy tín, phù hợp với nhu cầu sử dụng của quý khách hàng.
Bên cạnh đó, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn, Hiệp Phát cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ quý khách hàng nếu gặp bất cứ vấn đề gì trong quá trình sử dụng sản phẩm. Hiệp Phát cũng sẽ hỗ trợ giao hàng, hướng dẫn sử dụng và có những chính sách bảo hành, bảo trì phù hợp với quý khách hàng mua sản phẩm của chúng tôi.
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kính hiển vi là gì cũng như cách sử dụng thiết bị chuyên dụng này đúng cách. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các loại kính hiển vi, hoặc có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng các thiết bị phòng thí nghiệm, đừng ngần ngại liên hệ với Hiệp Phát qua Hotline: (028) 6287 4765 hoặc Email: sales@thietbihiephat.com để nhận được những tư vấn kịp thời.
Kính Hiển Vi
Để lại thắc mắc, chúng tôi sẽ giải đáp ngay cho bạn