Nhiệt kế phòng thí nghiệm là dụng cụ không thể thiếu trong bất kể một phòng thí nghiệm nào. Chúng được sử dụng khá phổ biến trong việc giám sát nhiệt độ các quá trình trong các nghiên cứu khoa học, y học hay khí tượng học. Vậy, loại nhiệt kế đặc biệt này là gì? Chúng có những đặc điểm cơ bản nào? Hãy cùng Hiệp Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Nhiệt kế là gì?
Nhiệt kế là dụng cụ phổ biến dùng để đo nhiệt độ và độ dốc nhiệt độ của một số dụng cụ, môi trường hoặc trong những điều kiện cụ thể. Từ nhiệt kế được ghép từ nhiệt có ý nghĩa là nhiệt độ và kế mang ý nghĩa đo lường.
Bên cạnh được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày cũng như trong các ngành công nghiệp sản xuất, nhiệt kế còn được sử dụng rất nhiều trong các phòng thí nghiệm.
Lịch sử ra đời của nhiệt kế:
Trong lịch sử, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã phát minh ra nhiều loại nhiệt kế khác nhau. Một số cái tên tiêu biểu có thể kể đến như: Avicenna, Cornelis Drebbel, Robert Fludd, Galileo Galilei và Santorio Santorio hay Daniel Fahrenheit,… Sau nhiều năm, các loại nhiệt kế khác nhau lần lượt được phát minh và phát triển qua nhiều quá trình khác nhau.
Nhiệt kế thủy ngân của Daniel Fahrenheit vẫn được xem là nhiệt kế chính xác đầu tiên trong lịch sử, sử dụng thủy ngân thay vì hỗn hợp rượu và nước. Việc sử dụng thủy ngân giúp nhiệt kế giữ được kết quả nhiệt độ đọc, ngay cả khi nó được di chuyển đến một môi trường khác, điều mà các loại nhiệt kế dùng hỗn hợp nước và rượu không thể làm được.
Bên cạnh đó, đối với các loại nhiệt kế cũ, khi người dùng muốn xác định nhiệt độ của một nồi chất lỏng nóng, họ cần phải để nhiệt kế trong chất lỏng nóng cho đến khi đọc xong. Nếu nhiệt kế này được lấy ra khỏi chất lỏng quá sớm, nhiệt độ biểu thị trên nhiệt kế sẽ thay đổi ngay lập tức để phản ánh nhiệt độ của điều kiện mới (trong trường hợp này là nhiệt độ không khí).
Đối với các loại nhiệt kế sử dụng thủy ngân, chúng có khả năng giữ được giá trị nhiệt độ đo được cho đến khi được đặt lại thủ công bằng cách lắc nhiệt kế cho giá trị đo bằng thủy ngân trở về mức 0 độ hoặc đến khi nhiệt kế được dùng để đo mức nhiệt cao hoặc thấp hơn đáng kể.
2. Ứng dụng của nhiệt kế
Nhiệt kế được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực từ quy mô trong gia đình, trong lĩnh vực y tế, sản xuất, đến trong các phòng thí nghiệm. Dưới đây là một số ứng dụng của nhiệt kế:
Trong lĩnh vực y tế
Nhiệt kế được sử dụng để đo thân nhiệt cơ thể, nhằm nhận biết được tình trạng cơ thể lúc bấy giờ có đang bị hạ thân nhiệt hoặc bị sốt cao hay không.
Có rất nhiều loại nhiệt kế được sử dụng trong lĩnh vực y tế. Có thể kể đến như: Nhiệt kế tai (thường sử dụng nhiệt kế hồng ngoại), nhiệt kế trán (thường là nhiệt kế tinh thể lỏng), hay nhiệt kế trực tràng và miệng ( nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử).
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Trong quá trình sản xuất ra các loại máy móc, thiết bị, việc kiểm soát nhiệt độ có vai trò rất quan trọng. Nhiệt kế thường được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ trong không khí, nhiệt độ bên trong các hệ thống điều hòa, máy sưởi, tủ đông, tủ lạnh, tủ lưu trữ,…
Một số loại nhiệt kế chuyên dụng còn có thể được sử dụng trong các nhà máy năng lượng hạt nhân nhằm theo dõi nhiệt độ lò phản ứng, qua đó tránh khả năng xảy ra những sự cố ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, nhiệt kế còn giúp xác định tổn thất năng lượng và cách nhiệt kém, lỗi điện và các vấn đề về hệ thống ống nước.
Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, nhiệt kế có tác dụng trong việc kiểm tra xem nhiệt độ thực phẩm đã đạt đến mức cho phép để bảo quản hay chưa. Thông thường, ở nhiệt độ khoảng 41 đến 135°F (5 đến 57°C), thực phẩm có thể bị các vi khuẩn có hại làm cho hư hỏng. Nhiệt kế sẽ giúp theo dõi nhiệt độ, giúp các nhà sản xuất nhận biết được sản phẩm của mình đang ở trong điều kiện nhiệt độ nào để có cách bảo quản thích hợp.
Trong các phòng thí nghiệm
Bên cạnh lĩnh vực sản xuất, phòng thí nghiệm là một trong những nơi rất cần được kiểm soát nhiệt độ một cách nghiêm ngặt. Nhiệt kế chính là dụng cụ không thể thiếu trong các phòng thí nghiệm, nhằm giúp kiểm soát nhiệt độ, đảm bảo các thí nghiệm diễn ra trơn tru.
3. Nhiệt kế phòng thí nghiệm là gì? Các đặc điểm của nhiệt kế phòng thí nghiệm
Nhiệt kế phòng thí nghiệm là loại nhiệt kế chuyên dụng trong các xưởng sản xuất, phòng thí nghiệm hoặc các khu công nghiệp. Nhiệt kế phòng thí nghiệm thường được dùng để đo nhiệt độ các loại dung dịch, hóa chất, nước, không khí,… phục vụ cho các nghiên cứu bên trong phòng thí nghiệm.
Các đặc điểm thường gặp ở nhiệt kế phòng thí nghiệm:
– Mỗi nhiệt kế thường sẽ bao gồm hai bộ phận quan trọng: Phần cảm biến nhiệt độ và phần hiển thị kết quả nhiệt độ đo được.
+ Phần cảm biến nhiệt độ: thường sẽ là bóng đèn của nhiệt kế thủy ngân hoặc cảm biến nhiệt kế bên trong nhiệt kế hồng ngoại.
+ Phần hiển thị kết quả đo lường: Phần chuyển đổi sự thay đổi nhiệt độ thành giá trị số như thang đo có thể nhìn thấy, thường được đánh dấu theo dạng thang đo trên nhiệt kế thủy ngân hoặc hiển thị dưới dạng kỹ thuật số trên nhiệt kế hồng ngoại và điện tử.
– Các loại thang đo nhiệt độ được sử dụng rộng rãi ngày nay, bao gồm: độ K ( kéo dài từ 0.65 K (-272.5 °C; 458.5 °F) đến khoảng 1.58 K (1.085 °C; 1.985 °F), Độ F (Fahrenheit – ký hiệu °F) và độ C (Celsius – ký hiệu °C).
4. Các loại nhiệt kế phòng thí nghiệm thường gặp
– Nhiệt kế chất lỏng: Thường sử dụng các loại rượu, hoặc các chất lỏng hóa học như thủy ngân, rượu màu, rượu etylic, pentan,… dựa trên cơ sở sự dẫn nhiệt của các chất này để đo lường nhiệt độ.
– Nhiệt kế điện tử: Nhiệt kế điện tử là một loại nhiệt kế dùng công nghệ cảm ứng bức xạ hồng ngoại để đo nhiệt độ. Ngày nay, loại nhiệt kế phòng thí nghiệm này được tin dùng vì tính chính xác và tốc độ đo nhanh của nó.
– Nhiệt kế tự ghi: Là dòng nhiệt kế có khả năng tự ghi lại nhiệt độ và độ ẩm của môi trường xung quanh. Loại thiết bị này được tích hợp bộ ghi nhiệt độ hiện đại có khả năng ghi và xuất dữ liệu ra ngoài máy tính. Nhiệt ẩm kế tự ghi được sử dụng nhiều trong việc đo nhiệt độ kho lạnh, nhà máy, kho chứa thực phẩm…
– Nhiệt kế chuẩn:
5. Tiêu chuẩn về vật liệu chế tạo nhiệt kế
Nhiệt kế được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, đòi hỏi một sự chính xác rất cao trong việc giám sát nhiệt độ. Chính vì vậy, việc lựa chọn vật liệu để chế tạo nên những chiếc nhiệt kế sử dụng trong phòng thí nghiệm cũng có những tiêu chí tuyển cho riêng. Vật liệu chế tạo nhiệt kế phòng thí nghiệm được lựa chọn dựa trên mối quan hệ giữa áp suất, thể tích và nhiệt độ của vật liệu mà nó sẽ đo sau này. Các tiêu chí về vật liệu chế tạo nhiệt kế cần được đảm bảo bao gồm:
– Dễ làm nóng và làm nguội, đảm bảo vật liệu đó phải giãn ra và co lại nhanh chóng khi có sự thay đổi đột ngột trong nhiệt độ.
– Hệ thống sưởi và làm mát cần được thiết kế đơn giản, có thể thường xuyên được làm nóng hoặc làm lạnh vô thời hạn bằng cách tăng hoặc giảm nhiệt như nhau mà sau mỗi lần thay đổi như vậy, chúng vẫn trở về áp suất, thể tích và nhiệt độ ban đầu.
Cách hiệu chuẩn nhiệt kế phòng thí nghiệm:
– Nhiệt kế có thể được hiệu chuẩn theo nhiều cách khác nhau, một trong số đó là kiểm tra các nhiệt kế cần được hiệu chuẩn với các điểm cố định đã biết trên thang đo nhiệt độ. Thông thường, điểm cố định đó có thể là điểm nóng chảy và sôi của nước tinh khiết. Lưu ý rằng điểm sôi của nước thay đổi theo áp suất, vì vậy điều này phải được kiểm soát.
– Ngoài ra, nhiệt kế cũng có thể được hiệu chuẩn bằng cách so sánh chúng với các nhiệt kế đã được hiệu chuẩn khác.
6. Nơi bán nhiệt kế phòng thí nghiệm uy tín
Hiện nay, các loại nhiệt kế trong phòng thí nghiệm đang được sử dụng khá phổ biến và được bán tại nhiều địa điểm khác nhau. Thiết bị Hiệp Phát tự hào là một trong những nhà phân phối các sản phẩm nhiệt kế phòng thí nghiệm uy tín, chính hãng từ những hãng sản xuất uy tín hàng đầu.
Các dòng nhiệt kế được cung cấp tại Hiệp Phát:
- Nhiệt kế điện tử
- Nhiệt kế tự ghi
- Nhiệt kế chuẩn
- Và các loại đầu dò nhiệt độ
Đến từ các hãng sản xuất hàng đầu như ETI – UK, Dickson – USA, Rotronic – SWITZERLAND, Tecnosoft – ITALIA, Accumac – USA.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiệt kế phòng thí nghiệm là gì, cũng như các đặc điểm cơ bản của loại nhiệt kế này. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các sản phẩm nhiệt kế chính hãng, uy tín, hoặc có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng nhiệt kế, đừng ngần ngại liên hệ với Thiết bị Hiệp Phát qua Hotline: (028) 6287 4765 hoặc Email: sales@thietbihiepphat.com để nhận được những tư vấn kịp thời.
Nhiệt Kế Phòng Thí Nghiệm
Để lại thắc mắc, chúng tôi sẽ giải đáp ngay cho bạn