Công Suất Và Tần Số Bể Rửa Siêu Âm
Công Suất Và Tần Số Bể Rửa Siêu Âm là những tiêu chí quan trọng, giúp bạn lựa chọn 1 bể rửa siêu âm phù hợp cho nhu cầu vệ sinh dụng cụ và chuẩn bị mẫu. Hiệp Phát sẽ giới thiệu cách lựa chọn Bể rửa siêu âm trong bài hướng dẫn này. Bài viết tập trung vào 2 điểm quan trọng, Tần số và Công suất. Tần số siêu âm thực chất rất dễ hiểu, nhưng để hiểu rõ về công suất thì hơi phức tạp hơn một chút. Vậy thì chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nào.
Phân loại tần số siêu âm như thế nào?
Tần số siêu âm thường được đo lường dựa trên trong 1 giây sẽ có bao nhiêu ngàn chu kỳ (kilohertz hoặc kHz).
Những tần số này được tạo ra bởi Bộ tạo sóng siêu âm (transducers) và thường được đặt ở đáy bể rửa. Một số bể rửa siêu âm có Bộ tạo sóng được gắn vào thành bể, một số khác có thể được để ngập trong dung dịch.
Dù cho Bộ tạo sóng có được đặt ở vị trí nào thì chúng đều tạo ra hàng triệu bong bóng chân không trong dung dịch và các bóng sẽ phát nổ khi chạm với các bộ phận cần làm sạch.
Các vụ nổ này (còn được gọi là hiện tượng tạo bọt – cativation), giúp loại bỏ các vết nhiễm bẩn nhanh và triệt để hơn so với sử dụng cọ rửa thủ công thông thường với bể rửa hoặc bình xịt.
Tần số siêu âm cũng dùng để xác định kích thước bọt khí tạo ra.
Tần số thấp khoảng 25 kHz tạo ra các bong bóng khí lớn và nổ lớn. Trong khi đó tần số cao sẽ tạo ra các bong bóng nhỏ hơn giúp quá trình vệ sinh nhẹ nhàng hơn (Kích thước của các bong bóng không thể phân biệt bằng mắt thường). Ví dụ như: Tần số 80 kHz tạo ra bóng kích thước khoảng 40µm, tần số 25 kHz tạo ra bóng kích thước gấp 3 lần.
Các ứng dụng của Tần số siêu âm
Bảng sau đây thể hiện các ứng dụng tương ứng với từng tần số siêu âm khác nhau:
25 kHz | Loại bỏ các chất bẩn kết dính thô, cứng; làm sạch sơ bộ các bề mặt thô |
35 kHz and 37 kHz | Tần số siêu âm tiêu chuẩn cho các nhu cầu làm sạch thông thường |
40 kHz | Phổ biến trong lĩnh vực vệ sinh trong phòng thí nghiệm |
45 kHz | Làm sạch hiệu quả cho các bề mặt nhạy cảm như kim loại nhẹ |
130 kHz | Ứng dụng cho các vi điện tử, kính quang học chính xác và các bề mặt có độ nhạy cao |
Ý nghĩa của Tần số siêu âm
Nếu bạn đang cần bể rửa để loại bỏ các vết nhiễm bẩn cho các bộ phận thô như kim loại được chế tác hoặc bề mặt phủ kim loại thì có thể sử dụng bể rửa siêu âm với tần số thấp.
Nếu bạn dự định vệ sinh các bộ phận tinh vi như mạch điện tử thì nên sử dụng bể rửa siêu âm với tần số cao.
Các bể rửa siêu âm phổ biến cho các ứng dụng vệ sinh trong phòng thí nghiệm ở tần số 40 kHz với các dung tích bể từ 3 – 20 Lít.
Quý khách hàng cũng có thể lựa chọn một vài dòng bể rửa siêu âm hãng HWASHIN tại Hiệp Phát.
Các kim loại mềm, nhựa, và các sản phẩm có bề mặt được đánh bóng nên dùng với bể rửa siêu âm có tần số cao, do các bọt khí càng nhỏ thì sẽ càng ít gây ảnh hưởng tác động đến bề mặt vật cần rửa. Ngoài ra, các bọt khí nhỏ này cũng có khả năng xâm nhập tốt hơn vào các khoảng trống nhỏ, chật hẹp như các khớp nối của ống, đường nứt và lỗ nhỏ.
Vai trò của công suất siêu âm
Công suất có nhiều định nghĩa khác nhau trong ứng dụng siêu âm làm sạch và được diễn tả bằng nhiều cách khác nhau bởi nhà sản xuất thiết bị. Trong trường hợp công suất làm sạch thì được tính toán bằng công suất của bộ tạo sóng và được đo bằng Watts per gallon (hoặc liter) của dung dịch vệ sinh. Đa số các bể rửa hoạt động tại công suất từ 50 – 100 watts per gallon.
Khi tăng công suất thì số lượng bong bóng khi cũng tăng theo, vì thế khi công suất lớn thì tốc độ làm sạch cũng nhanh hơn nhưng chỉ tại một vị trí. Ngoài ra, bạn không chỉ lãng phí năng lượng mà còn có nguy cơ làm hư hỏng các bộ phận cần làm sạch.
Một định nghĩa khác là Tổng công suất hoặc lượng điện cần thiết để cấp cho thiết bị hoạt động bao gồm bộ tạo sóng và bộ gia nhiệt.
Công suất đỉnh được định nghĩa là công suất siêu âm được tạo ra tại điểm cao nhất (hoặc đỉnh) của biên độ rung. Thông thường thì công suất đỉnh bằng 2 lần công suất trung bình.
Tuy nhiên ở một số model, công suất cao nhất có thể gấp 4 lần hoặc 8 lần so với công suất trung bình dựa trên hình dạng sóng.
Một vài Model Bể rửa siêu âm phổ biến của hãng Hwashin:
- Powersonic 400 Series
- Powersonic 500 Series
- Powersonic 600 Series
- Powersonic 212
Kết luận
Bài viết này tuy không thể giải đáp toàn bộ thắc mắc của Quý Khách về Công suất và Tần số siêu âm, nhưng cũng đã đưa ra những tiêu chí quan trọng để Quý Khách có thể lựa chọn loại Bể rửa siêu âm phù hợp.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về công suất và tần số của bể rửa siêu âm, từ đó giúp việc lựa chọn dòng bể rửa chuyên dụng này trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Hiệp Phát hiện cũng đang là đơn vị phân phối các dòng bể rửa siêu âm của hãng HWASHIN – Hàn Quốc. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu các dòng sản phẩm tủ kiểm soát nhiệt ẩm của Hiệp Phát, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua SĐT: 0919.537.653 – Mr. Tú hoặc Email: sales5@thietbihiepphat.com để được tư vấn kịp thời.
Để lại thắc mắc, chúng tôi sẽ giải đáp ngay cho bạn