Làm thế nào để biết quá trình Tiệt trùng Nước Yến có đạt hay không? Giá trị F0 là gì?
Đối với sản phẩm tiệt trùng ngành thực phẩm & đồ uống nói chung, cụ thể như sản xuất nước yến nói riêng. Khi tiệt trùng nước yến tại một nhiệt độ cài đặt, nhiệt độ bên trong của các chai, hủ, lon, … có thể sẽ không đúng như nhiệt độ cài đặt, vì phụ thuộc vào quá trình xâm nhập nhiệt độ từ bên ngoài vào bên trong của các sản phẩm tiệt trùng. Để biết được quá trình tiệt trùng có đạt hay không, người vận hành cần quan tâm đến giá trị F0.
Để kiểm tra sự truyền nhiệt, thường sử dụng nhiệt kế tự ghi đặt bên trong tâm sản phẩm, để ghi lại nhiệt độ tại vùng truyền nhiệt chậm nhất.
Giá trị Fo là gì?
Thông thường, người vận hành chỉ quan tâm tới thông tin: “Tiệt trùng ở nhiệt độ nào và thực hiện quy trình trong bao lâu ?”
Để đánh giá được kết quả trên, trong sản xuất thường xác định Fo (Lethality) ở một nhiệt độ nhất định.
Do đó, Fo là đơn vị tiệt trùng, là giá trị được tính bằng phút của thời gian thực hiện quá trình tiệt trùng ở một nhiệt độ 121.11°C.
Nếu nhiệt độ khác được sử dụng, thường được được ký hiệu F kèm theo giá trị nhiệt độ (ví dụ F110 hoặc F135,…)
Tham khảo thêm bài viết về sự khác biệt giữa Tiệt trùng và Thanh trùng
Giá trị F được xác định bởi công thức
Tref (nhiệt độ tham chiếu): nhiệt độ lý thuyết mà tại đó quá trình phải duy trì liên tục. Thông thường thông tin được đưa ra là “Tôi tiệt trùng ở 121°C trong 20 phút”. Thì 121°C là nhiệt độ tham chiếu.
T(t): nhiệt độ thực tế đo được
Z: đây cũng là nhiệt độ, là sự thay đổi nhiệt độ sẽ dẫn đến sự thay đổi gấp 10 lần trong D-Value. Thông số này được phụ thuộc vào vi sinh vật cụ thể, có thể xem bảng dưới đây:
(D-value đề cập đến thời gian giảm số thập phân và được định nghĩa là thời gian cần thiết, ở một nhiệt độ nhất định để giảm số lượng vi sinh vật xuống còn 1/10 giá trị ban đầu của chúng. Điều này có nghĩa là 90% vi sinh vật đã bị tiêu diệt)
Trong thực tế, các quá trình sẽ không giống so với lý thuyết: thực tế nhiệt độ KHÔNG TĂNG NGAY LẬP TỨC tới giá trị mục tiêu (ví dụ 121.11°C), nó cũng sẽ KHÔNG DUY TRÌ HOÀN TOÀN ỔN ĐỊNH theo thời gian và sẽ KHÔNG GIẢM XUỐNG Ở NHIỆT ĐỘ MÔI TRƯỜNG NGAY LẬP TỨC. Hãy xem xét đồ thị điển hình được thể hiện bên dưới:
Dựa vào bảng trên, giá trị Fo (Lethality) bắt đầu thay đổi khi nhiệt độ lên khoảng 100°C và không đổi sau khi giảm xuống dưới 100°C. Cũng lưu ý rằng, chúng tôi nhận được một giá trị Fo mặc dù quá trình chưa đạt được nhiệt độ đến 121.11°C
Vậy, làm thế nào để bạn có thể xác định giá trị Fo trong quá trình tiệt trùng nước yến một cách dễ dàng!
Quý khách hàng cũng có thể tham khảo thêm bài viết về vi khuẩn Clostridium Botulinum
Nhiệt kế tự ghi đo giá trị F0 trong tiệt trùng nước yến
Giải pháp đo giá trị F0 trong Tiệt trùng nước yến của Hiệp Phát:
Hãng Tecnosoft cung cấp đa dạng thang nhiệt độ của các dòng nhiệt kế tự ghi bằng thép không gỉ SterilDisk Probe, giúp đo giá trị F0 trong tiệt trùng nước yến:
Tất cả các datalogger nhiệt độ hãng Tecnosoft, áp suất có đặc điểm chung:
- Thiết kế bằng thép không gỉ 316L, nhựa PEEK an toàn cấp thực phẩm
- Thân logger có khả năng chịu nhiệt độ cao lên tới 140°C
- Chống bụi, chống nước theo tiêu chuẩn IP68.
- Chịu áp tốt lên đến 5 bar
Nếu quý khách hàng có nhu cầu nhận tư vấn về sản phẩm, hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về quá trình xác định giá trị F0 trong tiệt trùng nước yến, đừng ngần ngại liên hệ với Hiệp Phát qua Sđt: 0937.012.813 – Mr. Giảng hoặc Email: sales4@thietbihiepphat.com để được Hiệp Phát hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời.
Để lại thắc mắc, chúng tôi sẽ giải đáp ngay cho bạn